Dịch vụ sữa chữa nhà tại Cần Thơ

Với nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng và sữa chữa nhà, Chúng tôi tự tin hoàn thành công việc theo yêu cầu của quý khách.

Xây tô tường thẳng, chắc, bền và đẹp...

Xây tường nhà, xây tường bao quanh nhà, xây hàng rào,...

Quét vôi tường, Quét sơn tường, Lăn Bê...

Quét vôi, sơn tường gia đình, cơ quan, trường học,...

Sơn trần nhà đẹp, màu đều

vệ sinh sạch sẽ sau xây dựng tại cần thơ

Sửa chữa nhà, xây theo yêu cầu quý khách

Chuyên cải tạo, sửa chữa nhà ở, văn phòng,công ty, cửa hàng,...

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Tư vấn sửa chữa một số hư hỏng của căn nhà cũ

Sau đây chúng tôi xin trình bày tổng quát và trích dẫn một số kỹ thuật sửa nhà và cách bảo quản căn nhà để được tăng tuổi thọ.
Một căn nhà sau khi được đưa vào sử dụng, hay mua lại nhà cũ để vào sử dụng thì ít hay nhiều thì sau một thời gian cũng xảy ra một số sự cố. Ví dụ: Dột mái tôn, thấm nhà vệ sinh, thấm ban công-sênô-máng nước, nứt tường, thấm tường, nứt tường chân chim, nấm mốc tường, bong tróc sơn nước nhiều nơi, phòng vệ sinh bị mùi hôi, cửa sắt bị rỉ sét, cánh cửa bị xệ, hệ thống điện đèn bị chập, dây tín hiệu như: ăngten, điện thoại, internet chập chờn, máy lạnh bị rò nước, bồn cầu-lavabo bị nghẹt, bị ngập nước sân thượng tràn vào cầu thang, bị rò nước các cửa sổ,...
Chính vì vậy để phòng tránh tối đa có thể những sự cố trên, bạn nên tìm hiểu kỹ thuật sửa chữa và cộng với kinh nghiệm mắc phải của bản thân bấy lâu nay. Nhằm xử lý những công đoạn kỹ thuật thường hay xảy ra sự cố khi được sử dụng.
Sau đây là một số dẫn chứng cơ bản về kỹ thuật thường hay mắc phải dẫn đến hư hỏng trong nhà:
1. Thấm tường:
Sửa chữa, cải tạo nhà dânMảng tường hai bên nhà thường là mảng tường lớn ( >4m2) thường xuyên xảy ra nứt tường, nứt chân chim, nên bị thấm từ ngoài vào. Khi xây dựng cần chia nhỏ ô tường <4m bằng cách bổ sung cột và đà giằng tường BTCT và xây tường gạch đúng kỹ thuật, miết vữa đầy đặn vào mạch vữa. Vữa xi măng phải được trộn đúng mác và thật đều, trộn với nước thật kĩ trước khi xây. Xây xong cần bảo dưỡng tường thường xuyên tránh bi nhiệt độ tường khô cứng nhanh dễ gây nứt. Trước khi trát tường cũng phải tưới nước giữ ẩm thích hợp nhất là và mùa nắng để tránh hồ bị đông kết nhanh lại gây nứt tường. Tiếp tục bảo dưỡng tưới nước sau khi trát xong,...
Cách khắc phục tường nứt có nhiều cách: sử dụng hóa chất như SIKA DUR731 hoặc phụ gia có chất kết dính góc nhựa tương đương pha với nước giống hồ dầu quét lên bề bặt tường bị nứt chân chim sau khi được làm sạch, trộn SIKA DUR 731 với cát và nước giống như hồ vữa trám vào những vết nứt lớn sau khi được đục rộng tối thiểu 1cm, có thể làm sạch tường bị nứt chân chim rồi dùng bột trét ngòai trời làm đúng qui trình có cả lớp lót chống kiềm sau đó sơn hòan thiện bảo vệ giống như sơn mặt tiền, hoặc có thể sử dụng loại keo không màu có khả năng chống thấm rất tốt và chịu nhiệt cao sẽ khắc phục tốt tình trạng thấm tường...
2. Thấm sàn bê tông cốt thép nhiều nơi trong nhà:
Sửa chữa, cải tạo nhàNhững nơi bị thấm như ban công, sênô, vệ sinh,... đa phần do công tác chống thấm không đúng qui trình và do người thợ cẩn thận trong khâu bảo quản lớp chống thấm chính. Những vị trí cần chống thấm trước nhất phải rất cẩn thận trong công tác bê tông lúc đổ tại vị trí đó được đầm chặt thật kỹ, hôm sau phải được ngâm nước xi măng để có thể lèn vào những kẻ hở của bê tông chưa được đầm chặt. Lớp chống thấm chủ lực là lớp phụ gia chống thấm được quét trực tiếp lên bề mặt bê tông tối thiểu 3 lớp và quét đúng qui trình của hãng chống thấm qui định. Sau đó là lớp hồ phải được pha với phụ gia để cán hồ bảo vệ cũnhg như tạo dốc tránh bị động nước, tiếp tục là lớp chống thấm lên mặt hồ cũng quét trình tư 3 lớp, cuối cùng có thể là lát gạch hoặc quép hồ dầu bảo vệ nếu là sênô-máng nước,...
Để khác phục những sự cố về thấm cách làm an toàn nhất là ta đục hết phần hồ lên lấy lại bề mặt bê tông sau đó ta đổ 1 lớp bê tông đá mi trộn SIKA hoặc các loại phụ gia tương đương thay thế mặt bê tông cũ để tránh những lỗ rỗng làm thấm sàn. Những công tác tiếp theo giống như làm mới. Tuy nhiên sẽ còn rất nhiều cách khắc phục khác sẽ đề cặp ở những bài viết chi tiết tiếp theo.
3. Dột mái tôn:
Sửa chữa, cải tạo nhàMái tôn phải được lợp với độ dốc >= 10% chiều dài mỗi mái, phần giáp mí các tấm tôn phải là 2 sóng tương đương 17cm, kiểm tra hướng gió chính của căn nhà mà lợp tôn xuôi theo hướng gió tránh bị rò nước khi mưa va gió lớn. Vít bắn tôn được bắn ở sóng dương và sử lý silicon đầu vít cẩn thận, không được đi trực tiếp lên tôn trong lúc thi công tránh bị cong vênh dẫn đến dột nước vào nhà.
Trường hợp con lươn của mái tôn là điều thường hay mắc phải. người thợ thường hay xây con lươn hai bên mái tôn bằng gạch và tô hồ rồi chống thấm lên con lươn đó. Luôn luôn xảy ra hiện tượng nứt lươn và thấm nước vì xây gạch không chịu được tác động của nhiệt và dao động của mái tôn làm cho con lươn tách khỏi vách hông nhà kế cận, nước sẽ lèn vào đó xuống trần nhà bên trong.
Đã làm lươn cho mái thì phải bằng bê tông cốt thép nếu sử dụng đá mi cho bê tông là tốt nhất. Tuy nhiên tât cả những trường hợp giáp nhà kế cận ta phải sử dụng tôn phẳng rộng khoảng 50cm chiều dài theo mái nhà bắt đinh vít hoặc dùng keo kết dính vào thành nhà cao hơn phủ qua mái nhà thấp hơn, sau đó xử lý bằng silicon thật kỹ mí tôn bắn vào thành nhà sẽ rất an toàn cho việc chống nước lèn vào kẽ hở giữa 2 nhà.
Để xử lý lý những nơi tôn bị dột phải kiểm tra thật kỹ tình trạng tôn mục thủng ở mức độ nào hay do lợp sai qui cách. Nếu sai qui cách bắt buộc phải tháo dỡ và lợp lại theo đúng qui cách . Nếu do tôn quá tuổi mức độ thấp có thể dùng keo silicon bắn vào những lỗ tôn thủng nhỏ, thủng lón hơn có thể thay tôn cục bộ tấm đã mục nát.
4. Thấm móc và bong tróc chân tường:
Chân tường ờ nhiều vị trí như: chân tường tầng trệt, tường nhà vệ sinh, tường hồ nước,tường tầng hầm... Thông thường nguyên chính là do bản thân tường gạch có độ thẩm thấu cao và người thợ không xử lý chống thấm cho những nơi tường sẽ hút ẩm, giữ nước do tác động của bên kia tường nhà có chứa nước.
Cụ thể với trường hợp chân tường tầng trệt hầu hết đều bị thấm ẩm sau thời gian ngắn sử dụng.
Nguyên nhân: Chân tường không được xây bằng gạch thẻ cao 50cm tính từ mặt nền trệt và không xửa lý chống thấm chân tường. Vì vạy chân tường đã hút ẩm ngược từ nến đất và giữ ẩm làm cho lớp vữa và bột trét sơn nước bị thấm dẫn đến bong tróc và nấm móc.
Khắc phục: Cạo hết lớp sơn hoặc cả lớp vữa bị bong tróc, làm vệ sinh sạch sau đó trát lại lớp vữa xi măng đúng kỹ thuật. Tiếp theo sau khi tường đã khô ta sử dụng chất chống thấm ngược ( hiện thị trường rất phổ biến chất chống thấm ngược) quét 3 lớp vào chân tường cao tối thiểu 50cm. Khi lớp này khô ráo ta tiếp tục bả bột trét và sơn nước như mới. Chân tường sẽ được bảo vệ tốt theo thời gian nhờ vào lớp chống thấm đó. Tương tự như thế cho những vị trí khác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét